Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

A DUY VIỆT TRÍ LÀ TỪ BẬC SƠ TRỤ TRONG KINH HOA NGHIÊM TRỞ LÊN

A DUY VIỆT TRÍ LÀ

TỪ BẬC SƠ TRỤ TRONG

KINH HOA NGHIÊM TRỞ LÊN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Do dùng phương tiện thiện xảo của Di Đà để hồi hướng mà làm, phương tiện thiện xảo của A Di Đà Phật, nhân quả cộng bất khả tư nghị. Nhân lẫn quả đều chẳng thể nghĩ bàn.

Nếu phải giống như các vị Tổ Sư Đại Đức đã nói thì đối với chuyện thành Phật, người tu Tịnh Tông chúng ta tu hành trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới phải tu hành đến trình độ nào mới có thể giống như những vị pháp thân Bồ Tát, chúng sanh có cảm, chúng ta bèn ứng, chúng ta cũng tới chỗ các chúng sanh ấy thị hiện tám tướng thành Phật, trình độ gì vậy?

Trong Thế Giới Cực Lạc chẳng có Thập tín, Thập trụ, Thập hồi hướng, chẳng có những địa vị ấy, chỉ có bốn cõi, ba bậc, chín phẩm.

Như vậy thì nói theo cách nào?

Thật ra, nếu chúng ta đọc nguyện thứ hai mươi của A Di Đà Phật sẽ hoảng nhiên đại ngộ.

Trong nguyện thứ hai mươi, A Di Đà Phật đã nói như thế nào?

Ngài nói mỗi người vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, dù là người vãng sanh hạ hạ phẩm trong Cõi phàm thánh đồng cư, đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đều là A duy việt trí Bồ Tát. A duy việt trí là từ bậc Sơ trụ trong Kinh Hoa Nghiêm trở lên.

Nói như vậy, do người trong cõi Cực Lạc được bổn nguyện và oai thần từ bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật gia trì, thần thông, đạo lực, trí huệ và đức tướng của quý vị chẳng khác pháp thân Bồ Tát cho mấy, là A duy việt trí Bồ Tát mà.

Nói cách khác, quý vị tới Thế Giới Cực Lạc, thấy A Di Đà Phật, sẽ có năng lực quay lại Thế giới Ta bà để thị hiện tám tướng thành đạo, điều này chẳng thể nghĩ bàn.

Chúng ta chẳng cần phân chia phiền phức, chia thế này, chia thế nọ, như trong Giáo Hạ, đó là gì?

Ở trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, do được bổn nguyện và oai thần của A Di Đà Phật gia trì cho nên nhân và quả đều chẳng thể nghĩ bàn. Nhược cưỡng luận chi tức là nói miễn cưỡng, hoặc ưng tại đệ ngũ Phật hậu trung yên có lẽ nên thuộc vào loại thứ năm Phật hậu vậy.

Do thượng khả kiến, thị hiện Bát tướng thành đạo chi nhân, giai vị hữu ngũ. Do những điều trên đây, có thể thấy là người thị hiện tám tướng thành đạo có năm địa vị, năm thứ địa vị ấy đều có thể thị hiện tám tướng thành đạo.

Trong Tịnh Độ Tông chúng ta, có thể nói là mỗi người trong ba bậc, chín phẩm thuộc bốn cõi của Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đều có thể thị hiện như vậy. Nhất ban chỉ tri bổ xứ thành Phật sở hiện, chân giải tắc thiên trọng vi Phật hậu.

Chư thuyết bất phương tịnh tồn, ngũ vị bất phương tề hữu, cái thập phương lai hội chi Bồ Tát vô lượng vô biên, kỳ giai vị ư bình đẳng trung diệc bất ngại ư sai biệt. Thông thường, người ta chỉ biết bậc bổ xứ thành Phật thị hiện tám tướng thành đạo, sách Chân Giải Thiên trọng địa vị Phật hậu. Chấp nhận các thuyết đều chẳng trở ngại gì, năm địa vị cùng tồn tại đều chẳng trở ngại gì.

Bởi lẽ, các vị Bồ Tát từ mười phương đến dự hội vô lượng vô biên, trong sự bình đẳng mà có các địa vị sai biệt thì cũng chẳng trở ngại gì. Trong pháp đại thừa, trong bình đẳng có sai biệt, trong sai biệt có bình đẳng, sai biệt và bình đẳng bất nhị, bình đẳng là chân thật, sai biệt là phương tiện thiện xảo. Bình đẳng là thật đức, sai biệt là quyền đức, giúp đỡ chúng sanh.

Trong đoạn tiếp theo, lại giải thích tám tướng thành đạo, chuyên nói về Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật: Chỉ Bổn Sư Thích Ca dữ nhất thiết Chư Phật thị hiện thành đạo chi thông đồ nói về đường lối chung thị hiện thành đạo của Đức Bổn Sư và hết thảy Chư Phật, nên dùng thân Phật để đắc độ, nhất định tuân theo phương thức này, rất ít có ngoại lệ, cho nên gọi là thông đồ đường lối chung, đều là thị hiện như vậy.

Đản chư Kinh Luận nhân khai hợp bất đồng, sở thuyết diệc dị, hoặc thuyết thất tướng, nãi chí cửu tướng, thập tướng. Nhưng các Kinh Luận do tách ra hay gộp lại khác nhau nên cũng nói khác nhau, hoặc nói là bảy tướng, cho đến chín tướng, mười tướng, đây là những cách nói khác nhau, nhưng tám tướng được nói nhiều nhất.

Nãi tùng Kinh Luận chi đa số dã là thuyết được nói nhiều nhất trong các Kinh Luận, nay nói tới tám tướng thì tái giả, bát tướng chi trung, nội dung diệc bất tận đồng. Lại nữa, trong tám tướng thì nội dung cũng chẳng hoàn toàn giống hệt như nhau.

Kế đó, nêu ra một thí dụ. Đại Thừa Khởi Tín Luận vị bát tướng vi Đại Thừa Khởi Tín Luận nói tám tướng là, tức là theo như Khởi Tín Luận đã nói, nhất tùng Đâu Suất Thiên hạ, nhị nhập thai, tam trụ thai, tứ xuất thai, ngũ xuất gia, lục thành đạo, thất chuyển pháp luân, bát nhập Niết Bàn.

Một là từ Trời Đâu Suất giáng hạ, hai là vào thai, ba là ở trong thai, bốn là ra khỏi thai, năm là xuất gia, sáu là thành đạo, bảy là chuyển pháp luân, tám là nhập Niết Bàn, Khởi Tín Luận nói như thế.

Nhưng sách Tứ Giáo Nghi lại nói khác biệt, Tứ Giáo Nghi giảng: Nhất tùng Đâu Suất thiên hạ, nhị thác thai, tam xuất sanh, tứ xuất gia, ngũ hàng ma, lục thành đạo, thất chuyển pháp luân, bát nhập Niết Bàn. Một là từ Trời Đâu Suất giáng hạ, hai là nương gá trong thai, ba là xuất sanh, bốn là xuất gia, năm là hàng ma, sáu là thành đạo, bảy là chuyển pháp luân, tám là nhập Niết Bàn.

Lưỡng tương đối chiếu, tiện tri Tứ Giáo Nghi thị khai Khởi Tín Luận chi thành đạo vi hàng ma dữ thành đạoĐối chiếu hai thuyết, liền biết tứ giáo nghi đã tách thành đạo của Khởi Tín Luận thành hàng ma và thành đạo, Khởi Tín Luận gộp hàng ma và thành đạo trong thành đạo.

Hợp Khởi Tín Luận chi nhập thai dữ trụ thai ư thác thai, khả kiến lưỡng giả chỉ thị khai hợp bất đồng, nội dung vô biệt. Gộp nhập thai và trụ thai của Khởi Tín Luận thành thác thai.

***