Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

BỒ TÁT TRONG KINH HOA NGHIÊM, NIỆM NIỆM KHÔNG RỜI CHÚNG SANH, ĐÓ LÀ HÀNH BẤT THOÁI

BỒ TÁT TRONG KINH HOA NGHIÊM,

NIỆM NIỆM KHÔNG RỜI CHÚNG SANH,

ĐÓ LÀ HÀNH BẤT THOÁI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Hành bất thoái, trừ kiến tư hoặc, phục đoạn trần sa, hằng độ chúng sanh, bất đọa tiểu thừa địa, đó là Bồ Tát. Đoạn hết kiến tư phiền não, đoạn hiết kiến tư phiền não tương đương với A La Hán, nhưng người này không phải A La Hán, đây là giảng đại thừa, Tịnh Tông là đại thừa.

Đại Thừa là quả vị gì?

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói là Bồ Tát Thất Tín Vị, nhập Thánh lưu là Sơ Tín Vị. Giống như tiểu học, lớp một của tiểu học là nhập Thánh lưu, hành bất thoái vị là lớp bảy, lớp bảy trở lên.

Vì sao vậy, vì người này giáo hóa chúng sanh, ra khỏi lục đạo rồi, Lục Tín vẫn chưa ra khỏi lục đạo, vậy lục tín ở đâu?

Ở chỗ trong Kinh Giáo thường nhắc tới đó là Tứ Thiền Thiên tu tập, người này không xuống, ở Tứ Thiền Thiên. Trong Tứ Thiền Thiên, có một loại gọi là Ngũ Bất Hoàn Thiên. Tứ Thiền Thiên có chín tầng, có chín tầng thiên, tầng trên cùng là Ngũ Bất Hoàn Thiên, là nơi các vị A Na Hàm ở đó tu tập.

Người lợi căn thì ngay nơi đó chứng quả A La Hán, thoát ly lục đạo, nếu là các vị độn căn, thì còn phải thông qua Tứ Không Thiên, phía trên vẫn còn bốn tầng phải thông qua, lợi căn thì không cần phải thông qua, từ Tứ Thiền trực tiếp đến Thanh Văn, Thanh Văn trong Tứ Thánh.

Người này đến được đó, là thoát ly sanh tử luân hồi, người này độ chúng sanh, cho nên không đọa nơi tiểu thừa, tiểu thừa chỉ lo cho mình, thành tựu cho mình, không hề nghĩ tới việc giúp người khác, cho nên Bồ Tát trong Kinh Hoa Nghiêm, niệm niệm không rời chúng sanh, đó là hành bất thoái.

***