Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

CỨU TỪ NƠI GỐC NHẤT ĐỊNH PHẢI GIÚP HỌ PHÁ MÊ KHAI NGỘ

CỨU TỪ NƠI GỐC NHẤT ĐỊNH

PHẢI GIÚP HỌ PHÁ MÊ KHAI NGỘ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Sở hành từ mẫn hạnh. Hành là hành vi. Trong hành vi bao gồm tư tưởng, ý niệm. Hành vi của ý nghiệp, ngôn ngữ hành vi của khẩu nghiệp, thân thể tạo tác là hành vi của thân nghiệp. Chư Phật Như Lai, pháp thân Bồ Tát, các Ngài khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều là từ mẫn tất cả chúng sanh.

Trong Phật Pháp thường nói: Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, lân mẫn chúng sanh, cứu tế bình đẳng, hiệp trợ bình đẳng. Tối trọng yếu trong cứu trợ tất cả chúng sanh chính là đem Phật Pháp dạy cho họ, giúp đỡ họ phá mê khai ngộ. Chỉ cần họ vừa khai ngộ, họ tự nhiên liền sẽ tu học nhân viên mãn, họ sẽ được quả báo viên mãn.

Phàm phu tu hành nhân duyên không thể viên mãn là do mê, cho nên dạy họ, khuyên bảo họ đoạn ác tu thiện, đó là cứu cấp, không phải cứu từ nơi gốc. Cứu từ nơi gốc là nhất định phải giúp họ phá mê khai ngộ.

Phương pháp duy nhất, tốt nhất, phổ biến nhất để phá mê khai ngộ là giáo học. Như Pháp Hội này của chúng ta, Thích Ca Mâu Ni Phật năm xưa ở đời chính là dùng phương pháp này cùng mọi người giảng Kinh nói pháp.

Giảng Kinh nói pháp, dùng lời hiện tại mà nói chính là lên lớp. Hiện tại chúng ta gọi là giảng Kinh nói pháp, người ta nói chúng ta là Tôn Giáo, mê tín. Còn nói chúng ta lên lớp, mọi người nghe được cái ý này thì rất rõ ràng, chúng ta là lên lớp dạy học.

Chúng ta dạy cái gì vậy?

Dạy Kinh Vô Lượng Thọ. Chúng ta đến dạy học. Phải đem đạo lý trong quyển Kinh này tỉ mỉ thâm nhập, nêu ra để thảo luận. Giáo huấn của Phật ở trong Kinh Điển, chúng ta đi khám nghiệm ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nêu ra tâm đắc của chính mình, khích lệ lẫn nhau.

Đây là giúp đỡ chúng sanh đoạn ác tu thiện, phá mê khai ngộ. Đây gọi là từ mẫn hạnh. Đây là sự nghiệp đại từ đại bi, bi trí song hành, công đức mới viên mãn, nghiêng nặng một bên thì không viên mãn.

***