Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

ĐEM TẤT CẢ NHỮNG THIỆN CĂN ĐỜI TRƯỚC CỦA HỌ, HUN ĐÚC THÀNH THIỆN CĂN SÂU NẶNG, ĐỜI NÀY HỌ SẼ THÀNH TỰU

ĐEM TẤT CẢ NHỮNG THIỆN CĂN

ĐỜI TRƯỚC CỦA HỌ, HUN ĐÚC

THÀNH THIỆN CĂN SÂU NẶNG,

ĐỜI NÀY HỌ SẼ THÀNH TỰU

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Họ có suy nghĩ đó, ta sẽ có cảm động, sẽ giúp đỡ, dùng phương thức nào để giúp đỡ họ?

Tuỳ tâm chúng sinh mà biến hiện ra như thế. Người ở Thường Tịch Quang, tuyệt đối không khởi tâm động niệm, nhưng có cảm tự nhiên có ứng.

Giống như chúng ta đánh trống, đánh mội dùi, nó liền kêu, nó không nghĩ: Bạn đánh tôi, tôi phải vang một tiếng để bạn nghe, nó không nghĩ vậy. Chư Phật Bồ Tát thị hiện đến thế giới chúng ta, không có khởi tâm động niệm.

Ngay Phật Thích Ca Mâu Ni, đến ở thế gian này tám mươi năm, bạn nghĩ Ngài có hay không khởi tâm động niệm?

Không có, nếu Ngài khởi tâm động niệm, không phải đã thối chuyển rồi sao?

Không những không khởi tâm động niệm, mà phân biệt, chấp trước cũng không.

Vậy tại sao nói pháp nhiều như thế?

Nếu quý vị thắc mắc, Ngài trả lời quý vị. Quý vị thắc mắc, giống như đánh trống vậy, tự nhiên hồi ứng, không bao giờ nghĩ. Tôi phải nói cho bạn thế nào, không có. Nếu nghĩ như thế quý vị đã nhầm, bốn mươi chín năm Phật chưa bao giờ khởi tâm động niệm.

Không hỏi tự nói, không ai hỏi Ngài vẫn nói là gì?

Miệng không nói, nhưng trong đầu ta đã có những ý nghĩ đó, Ngài đã biết, ta chưa mở miệng Ngài đã nói cho ta nghe.

Bởi thế nếu hỏi Phật có thuyết pháp không?

Phật thực sự không nói, toàn là phản ứng, Ngài có thuyết pháp đâu?

Ta không có cảm, Ngài sẽ không có ứng, cảm ứng đạo giao bất khả tư nghị. Nên không nói mà nói, nói mà không nói. Bồ Tát còn ghê gớm hơn chúng ta, Bồ Tát có biện pháp, nghe mà không nghe, không nghe mà nghe.

Bởi thế Bồ Tát hiểu những lời Phật dạy, hiểu những lời Phật dạy là nói, Bồ Tát cũng có mấy phần quay về tự tánh. Tương ứng với tánh đức, họ có thể hiểu, nghe là hiểu. Phàm phu không như thế, tập khí phiền não quá nặng, chướng ngại quá lớn, nói thế nào, nghe thế nào cũng không được.

Chỉ có một cách, người này thực sự có phước báo, tại sao lại nói đại phước báo?

Họ có duyên, trường thời huân tu. Nghĩa là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, sức mạnh đó rất lớn, huân tập mỗi ngày. 

Đem tất cả những thiện căn đời trước của họ, hun đúc thành thiện căn sâu nặng, đời này họ sẽ thành tựu. Duyên đó nếu đủ, không ai có thể ngăn trở, duyên của họ có thể không gián đoạn. Nếu có rất nhiều chuyện đến với họ, họ đành bó tay, duyên đã mất, khi có khi không.

Mười năm không bằng người ta một tháng, nhân duyên rất quan trọng. Duyên tốt nhất là đóng cửa, đoạn tuyệt với tất cả những gì bên ngoài, nhất tâm niệm Phật, đọc Kinh.

Mấy năm trước, cư sĩ Hoàng Trung Xương ở Thẩm Quyến, ông biểu diễn cho chúng ta thấy, rất thành công. Ông đóng cửa ba năm, mong ba năm sẽ chứng được, vãng sinh.

Hai năm mười tháng, thiếu ba tháng đầy hai năm, ông biết trước giờ mất, và ra đi, ba mươi tuổi mới xuất đầu. Ông muốn chứng minh một vấn đề, ông nghe tôi giảng Kinh, có lần tôi nói đến những người trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục và Vãng Sinh Truyện. Quý vị xem hầu như đa số, đều niệm Phật ba năm là vãng sanh.

Ngày trước ở Đài Loan, có một Pháp Sư tên Đức Dung, những người này đều đã mất, khoảng bằng tuổi tôi, hỏi tôi về việc này.

Thầy đó nói, có phải tuổi thọ những người niệm Phật trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đã đến rồi chăng?

Nghe những lời đó, tôi trả lời không chắc gì, vấn đề này không logic, làm gì có lượng người đông như thế, tuổi thọ đều còn ba năm?

Tôi nói không chắc đâu, là thế nào?

Ba năm công phu đã thành thục, vẫn còn thọ mạng, nhưng họ không muốn, vì thế nên vãng sinh. Phàm công phu đạt đến trình độ đó, có người nào không vãng sinh, có thể họ muốn hoằng pháp lợi sinh nên đã ở lại.

Nếu không có pháp duyên họ liền đi, đấy là chuyện bình thường, có pháp duyên chưa thể đi, tại sao?

Đem thêm nhiều người đi.

Đấy là bản nguyện Di Đà, có thể đem bao nhiêu, càng nhiều càng tốt, không còn pháp duyên thì sao?

Không còn pháp duyên lập tức đi ngay, một ngày cũng không ở, nên hiểu theo cách đó.

Bởi thế Hoàng Trung Xương, khi nghe lời pháp này, ông thử nghiệm: Tôi thử xem, nếu ba năm thực sự thành công, không cần sống nữa, tôi sẽ đi, thực sự thành công. Pháp duyên rất quan trọng. Mấy năm trước ở Đài Loan, thầy Lý rất coi trọng việc này, giao cho những người học Kinh Giáo, phải biết kết pháp duyên.

Nếu không có pháp duyên, cho dù có nói hay bao nhiêu, cũng không ai nghe, tại sao?

Ta không có duyên với họ, nếu có duyên, giảng kém một tí, họ cũng đến cổ vũ, họ thích đến nghe, pháp duyên quan trọng. Làm sao để kết, rất may mỗi tuần thầy Lý giảng Kinh một lần vào thứ tư, thời gian cố định. Ở Đài Trung ba mươi tám năm chưa gián đoạn, mỗi tuần một lần, ấn định thứ tư ai cũng biết, nhất định ngày thứ tư đến nghe.

Hai mươi mấy học sinh chúng tôi làm công đức, tiếp đón người đến nghe ở cửa. Tiếp đón, mời chào, dẫn họ đến chỗ ngồi, nâng Kinh Sách trên tay đưa tặng họ.

Đôi lúc đưa một ít đồ điểm tâm cho họ, để kết pháp duyên. Chúng tôi đã học được cách kết pháp duyên, đối xử cung kính, khiêm tốn với mọi người, làm quen những người như thế rất nhiều.

Mọi người biết chúng tôi học giảng Kinh, bởi vậy chúng tôi luyện tập giảng Kinh, lúc bấy giờ chia thành hai lớp. Chúng nam là chủ nhật, chúng nữ thứ bảy, tại Liên Xã.

Chúng nam ở Chùa Linh Sơn, mỗi tuần chúng tôi có một lần tập giảng Kinh, thính chúng độ mấy mươi người, đôi lúc lên đến hơn trăm. Bởi thế việc kết pháp duyên, ở Đài Trung thầy Lý rất quan tâm, lúc nào cũng đến đốc thúc mọi người, quyết không biếng nhác.

Pháp duyên của thầy rất thù thắng, dạy học ở Đài Trung ba mươi tám năm, vãng sinh năm chín mươi bảy tuổi. Trong ba mươi tám năm đó, bao nhiêu liên hữu ở liên xã Đài Trung, tôi không rõ.

Chỉ biết khi tôi rời khỏi. Tôi biết thầy, lạy ông làm thầy, thầy đã dạy ở Đài Trung mười năm, liên hữu ở Đài Trung, những người có danh sách, đã là hai mươi vạn người.

Khi tôi đi khỏi đó, tôi ở Đài Trung mười năm, khi tôi xa thầy, liên hữu ở liên xã Đài Trung là năm mươi vạn người. Bởi thế tôi đùa với thầy, tôi nói nếu thầy muốn làm thị trưởng Đài Trung, thầy chỉ nói một tiếng là được, thầy sẽ được bầu ngay, tầm ảnh hưởng đến mức đó.

Bởi thế tầm ảnh hưởng rộng khắp Đài Loan, đấy là cuộc đời thầy. Công việc của thầy mỗi ngày bận bịu, mỗi tuần giảng Kinh một lần, giảng Cổ Văn một lần, đấy là đối với đại chúng.

***