Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

KẺ ÍT THIỆN CĂN, HOẶC CHẲNG CÓ THIỆN CĂN, LÀM SAO CÓ THỂ NHẬN BIẾT PHÁP MÔN NÀY CHO ĐƯỢC?

KẺ ÍT THIỆN CĂN, HOẶC CHẲNG CÓ

THIỆN CĂN, LÀM SAO CÓ THỂ NHẬN

BIẾT PHÁP MÔN NÀY CHO ĐƯỢC?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Phát Thanh Văn tâm, bất phát bồ đề tâm. Phát tâm Thanh Văn, chẳng phát tâm bồ đề, đó là ít thiện căn.

Kinh đã dạy rõ ràng: Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc. Chẳng thể do ít thiện căn, phước đức, và nhân duyên mà được sanh về cõi ấy.

Tâm Thanh Văn là tâm chán lìa, cũng là yếm ly tâm được nói trong Tịnh Tông: Yếm ly Ta Bà, hân cầu Cực Lạc. Chán nhàm Ta Bà, ưa cầu Cực Lạc, đó là đúng. Tâm Thanh Văn chán lìa Ta Bà, chẳng nghĩ tới vãng sanh Cực Lạc, mà mong cầu chứng Niết Bàn.

Có thể chứng đắc Niết Bàn hay không?

Cũng được. Nhưng thật sự là chẳng dễ dàng. Hàng tiểu thừa tu định, tiểu thừa bao gồm Thanh Văn và Duyên Giác, phải tu đến Đệ Cửu Định mới có thể vượt thoát Tam Giới, chứng đắc Thiên Chân Niết Bàn.

Tam muội thành tựu, trí huệ chưa khai, chẳng kiến tánh, chẳng phá vô minh, công năng định lực có thể chế phục kiến tư phiền não, chẳng thể phá trần sa và vô minh. Để phá trần sa và vô minh, nhất định phải dùng trí huệ bát nhã.

Do vậy, công phu định lực của hàng tiểu thừa, quả thật là như chúng ta thường nói: Đoạn kiến tư phiền não, nhưng trần sa và vô minh chưa đoạn. Do đó, họ chẳng thể kiến tánh, thiện căn ít ỏi. Tuy Quyền Giáo Bồ Tát tu định, tu huệ, tự hành, hóa độ người khác, nhưng chẳng chịu phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, thưa cùng chư vị, cũng là ít thiện căn. Đây, tuy Sớ Sao chẳng nói, tôi nói bổ sung, đó vẫn là ít thiện căn. Thiện căn chẳng dễ dàng.

Tôi vừa mới nói một tiêu chuẩn thấp nhất: Niệm nào cũng vì Phật Giáo, niệm nào cũng đều nhằm lợi ích chúng sanh.

Trong Vì Phật Giáo thì niệm nào cũng vì Tịnh Độ, vì sao?

Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn thù thắng bậc nhất trong Phật Pháp, đấy mới là vô thượng bồ đề tâm. Kẻ nhận biết pháp môn này rất ít, đúng là chẳng có mấy người.

Vì sao ít?

Kẻ ít thiện căn, hoặc chẳng có thiện căn, làm sao có thể nhận biết pháp môn này cho được?

Chư vị đồng tu đang hiện diện tại đây gặp gỡ pháp môn này, đúng như Đức Phật đã nói trong Kinh Vô Lượng Thọ: Quý vị đã nhiều đời, nhiều kiếp gieo trồng thiện căn, đã từng cúng dường vô lượng vô biên Chư Phật Như Lai, nên mới có cơ hội nghe thấy, đọc thấy. Đã đọc rồi có thể tin, chứng tỏ thiện căn của quý vị đã chín muồi. Nếu đã đọc mà vẫn chẳng tin, chẳng thể nói là quý vị chẳng có thiện căn, mà là thiện căn chưa chín muồi.

Chưa chín muồi thì sẽ giống như ai?

Giống như nhóm năm trăm vị đại Trưởng Giả theo Vương Tử A Xà Thế trong Kinh Vô Lượng Thọ, thiện căn của họ chưa chín muồi. Nói cách khác, họ chỉ cúng dường bốn trăm ức Phật, thiện căn vẫn chưa đủ. Nếu thật sự vừa nghe liền tiếp nhận, đó là người đã cúng dường vô lượng vô biên Chư Phật Như Lai.

Chúng ta đọc Kinh, thấy nói: Nhóm người Vương Tử A Xà Thế nghe Đức Phật Giới thiệu pháp môn Tịnh Độ, chỉ nói là hy vọng trong tương lai khi ta thành Phật, cũng giống như A Di Đà Phật.

Chỉ phát nguyện ấy, chẳng phát khởi tín nguyện kiên định: Ta quyết định phải vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, gặp A Di Đà Phật trong một đời này. Họ chẳng phát nguyện ấy, chỉ nói trong tương lai, ta thành Phật sẽ giống như A Di Đà Phật, vẫn chẳng biết là đến đời nào, kiếp nào sẽ thành Phật.

Do vậy, không thể coi họ là thiện căn chín muồi. Thiện căn chín muồi, tức là trong đời quá khứ, đã cúng dường Chư Phật Như Lai chắc chắn vượt ngoài bốn trăm ức, đúng là chẳng đơn giản.

Quý vị phải đọc cẩn thận những câu Kinh Văn này, nhất định đừng nên hàm hồ, lơ mơ đọc lướt qua. Nói thật thà, Đức Phật đã hoàn toàn bảo cho chúng ta biết chân tướng sự thật, thế mà có rất nhiều kẻ chẳng thể tin tưởng.

Chúng ta vừa nghe liền liễu giải vì sao kẻ ấy chẳng tin?

Có lẽ kẻ ấy cũng giống như Vương Tử A Xà Thế, chỉ cúng dường bốn trăm ức Phật, còn ít quá, còn chưa đủ.

Người nào vừa nghe liền tin tưởng, vừa nghe bèn hoan hỷ, bèn y giáo phụng hành, chúng ta biết thiện căn của người ấy đã chín muồi, trong đời quá khứ đã từng cúng dường vô lượng vô biên Chư Phật Như Lai.

***