Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

KHI PHẬT PHÁP DIỆT TẬN, KINH VÔ LƯỢNG THỌ VẪN CÒN LƯU THÔNG Ở THẾ GIAN MỘT TRĂM NĂM

KHI PHẬT PHÁP DIỆT TẬN,

KINH VÔ LƯỢNG THỌ VẪN CÒN

LƯU THÔNG Ở THẾ GIAN

MỘT TRĂM NĂM

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tôn Giáo câu triệt chi huệ minh lão Pháp Sư, Hạ lão chi quy y Sư. Tháp ư phụng Kinh nhiếp chiếu ư Phật tiền thân vi ấn chứng. Đoạn này là nói ông ta dùng thời gian ba năm, hội tập thành bản thứ chín, chính là bản này.

Tôi vừa mới nói qua với quý vị, bản đầu tiên ông ta hội tập, trên tay tôi còn một cuốn. Cuốn này đã nhập vào vi tính, chúng ta lên mạng đều có thể xem. Còn khoa phán của Từ Châu Pháp Sư, có thể nhìn thấy diện mạo vốn có của nó. Còn định bản này là sau đó ông ta đã trãi qua mười lần chỉnh sửa. Định bản đổi thành bốn mươi tám phẩm.

Từ đoạn văn ngắn gọn này, chúng ta sẽ hiểu Hạ Lão Cư Sĩ vô cùng siêng năng. Đại khái trong cuộc đời của ông, sự nghiệp lớn nhất chính là việc này. Để pháp môn Tịnh Độ có được bộ này.

Bộ Kinh này là đệ nhất Kinh của Tịnh Độ, vô cùng quan trọng. Mà không có bản nào tốt, Pháp diệt tận Kinh cho đến Kinh này đều nói đến. Tương lai khi Phật Pháp diệt tận, Kinh Vô Lượng Thọ vẫn còn lưu thông ở thế gian một trăm năm.

Chúng ta thử nghĩ đến cuối cùng Kinh Vô Lượng Thọ cũng diệt, thì bản Kinh nào được lưu thông?

Khẳng định là bản này. Bản này so với mấy bản hội tập trước, thì mấy bản trước đều có tỳ vết. Đều không thể làm người khác mãn ý, nhưng trong bản này tìm không ra.

Tỳ vết trong bản hội tập của tiền nhân, tất cả đều cải chánh lại, thật sự không có chữ nào ra ngoài nguyên bản. Tự mình chưa cải qua chữ nào. Cho nên đây là Tập Đại Thành của năm bản dịch kia, chọn lọc thích đáng, không có sai lầm. Huệ Minh Lão Pháp Sư ấn chứng cho ông ta.

Tiên cữu phụ mai Hiệt Vân Cư Sĩ, Mai Quang Hy Cư Sĩ là thầy của thầy Lý. Lý Bính Nam Cư Sĩ học Kinh Giáo với Mai Lão. Nên bản Kinh này khi truyền đến Đài Loan, ở trước có một bài tựa của Mai Lão, bài tựa rất dài. Sau khi xem ông ta vô cùng hoan hỷ, lúc đó lưu thông ở Đài Loan, chính mình còn giảng qua một lần.

Liên tục phát bài giảng này trên Ti vi, và được coi là bản hoàn thiện. Từ Châu Pháp Sư chuyên giảng Kinh này ở Kinh Lổ, chính là Bắc Kinh và Tế Nam, Tịnh thân vi khoá phán. Tôi viết khoa phán là y cứ khoa phán của Từ Châu Pháp Sư làm căn bản, và phân phối nó kỹ càng hơn, làm thành một bản khoa phán hoàn chỉnh.

Khoa phán này lúc tôi gặp lão Triệu Bộc, tôi tặng ông ta, ông ta vô cùng hoan hỷ. Ông ta nhìn thấy Kinh, Kinh do Hạ Liên Cư Hội Tập, chúng tôi viết khoa phán, và Hoàng Niệm Tổ Chú Giải. Ông ta nói Kinh này rất hoàn bị, nên vô cùng hoan hỷ.

Phương Trượng Hoà Thượng Diệu Thiền, ở Cực Lạc Am tại Băc Kinh, mời xã trưởng Sơn Đông nữ tử liên xã Ngô Thanh Hương đến Chùa giảng Kinh này hai tháng. Còn những người phát tâm hoằng dương chuyên tâm trì tụng, không sao kể hết, ấn hành lưu thông liên tục không dứt. Thị dĩ tiên cữu phụ Mai lão tán vân ư Tịnh Tông yếu chỉ, cùng thâm cực vi.

Phát tiền nhân vị phát chi uân, hựu tinh đương minh xác, tạc nhiên hữu cứ. Vô nhất nghĩa bất tại nguyên dịch chi trung. Vô nhất cú dật xuất bản Kinh chi ngoại. Hữu mỹ giai bị, vô đế bất thâu, tuy dục bất vị chi thiện bản bất khả đắc dã. Đoạn này trong bài tựa của Mai Lão, tán thán đối với lần hội tập này.

Tiên cữu chi ngữ, hiện dĩ cử thế công nhận, tịnh tương lai bản Kinh thái nhập tân ấn chi tục tạng. Đây là một nguyện vọng, hiện tại chưa thực hiện được. Đại Kinh trần phong thiên tải, kim thỉ đắc thiện bản, tiên hiền hội Kinh chi nguyện nãi viên. Từ Vương Long Thư, Bành Tế Thanh, Nguỵ Mặc Thâm đều hy vọng làm một bản Vô Lượng Thọ Kinh hoàn thiện, và cũng thật sự nổ lực làm.

Nhưng trước sau không sao tránh khỏi những sai sót, cho đến cuối cùng Cư Sĩ Hạ Liên Cư mới thật sự hoàn thành. Hoằng nguyện của các vị Đại Đức xưa nay, đến đây mới thật sự hoàn thành. Đại Kinh trần phong thiên tải. Kinh Vô Lượng Thọ hơn một ngàn năm nay, vì không có bản hoàn thiện, nên người học tập không nhiều.

Người Trung Quốc học Kinh Vô Lượng Thọ kém xa người Nhật Bản. Đại khái người Trung Quốc thích lựa chọn, Người Nhật Bản thành thật hơn. Truyền đến bên đó toàn bộ tiếp nhận, có thể là do nguyên nhân này. Người Trung Quốc Tu Tịnh Độ đều y theo Kinh A Di Đà. Ở Trung Quốc Kinh A Di Đà hoằng dương rộng nhất.

Nhưng sau khi bộ Kinh này ra đời, tình huống không giống nhau. Đại Kinh phóng quang, chúng sanh hữu hạnh. Bản Kinh danh, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, thị vi Đại Kinh chi đệ cửu bản. Nên Kinh Vô Lương Thọ hiện nay tất cả có chín bản.

Nếu chúng ta muốn học tập thì phải dùng bản nào?

Năm hai nghìn không trăm linh sáu, tôi ở Pari tổ chức một hoạt động, sau đó thuận tiện đến Luân Đôn, đi phỏng vấn hai trường Đại Học Kiếm Kiều ở Luân Đôn. Đây đều là khoa Hán Học, là trường Đại Học vô cùng nổi tiếng ở Âu Châu. Đào tạo ra không ít nhà Hán Học.

Tôi cùng với các bạn khoa Hán Học, và giáo thọ của họ giao lưu. Tôi biết có không ít học sinh lấy Kinh Phật viết luận văn Tiến Sĩ. Trong đó có học sinh nói với tôi, anh ta đã dùng Kinh Vô Lượng Thọ viết luận văn.

Tôi nói Kinh Vô Lượng Thọ có tất cả chín bản, anh dùng bản nào?

Anh ta dùng bản hội tập của Hạ Liên Cư, thật hiếm thấy. Chú Giải này là lúc tôi ở Mỹ, cũng là đang Hoằng Dương bộ Kinh này. Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ đến Mỹ, ông ta đi một tháng.

Chúng tôi ở đó liên lạc được, phần Chú Giải này ông ta chỉ đem theo một bản, mang theo một bản in giấy nến. Cũng được, coi như là không tệ, chữ cũng xem được, là hơi mơ hồ một chút, in giấy nến. Nên vô cùng đơn sơ. Chỉ mang theo mộ bản và tặng cho tôi.

Vì nghe nói tôi ở đây giảng bản Hội Tập này. Lúc đó ở trong nước giảng bản Hội Tập này chỉ mình ông ta. Còn ở hải ngoại giảng bản Hội Tập này cũng chỉ mình tôi. Nên khi hai chúng tôi gặp mặt, hoan hỷ vô lượng. Thật là tâm đầu ý hợp. Chúng tôi cùng một phương hướng, cùng một mục tiêu.

***