Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

KIẾN LẬP MỘT QUỐC GIA, CÁI GÌ LÀ TỐI QUAN TRỌNG? GIÁO DỤC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT

KIẾN LẬP MỘT QUỐC GIA,

CÁI GÌ LÀ TỐI QUAN TRỌNG?

GIÁO DỤC LÀ QUAN TRỌNG NHẤT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Kiến quốc quân dân, giáo học vi tiên.

Kiến lập một quốc gia, lãnh đạo nhân dân cả nước, cái gì là tối quan trọng?

Giáo dục là quan trọng nhất.

Cũng cùng một đạo lý này, người trẻ tuổi thành gia thất, kết hôn sinh con tạo thành một gia đình, gia đình thì cái gì là quan trọng nhất?

Giáo dục vi tiên giáo dục làm đầu. Cho nên, giáo dục gia đình là đại căn đại bổn của giáo dục, vì vậy làm cha làm mẹ không dễ dàng. Giáo dục gia đình là bắt đầu từ khi nào. Là bắt đầu từ ngày người mẹ hoài thai, khi người mẹ biết được mình mang thai, thì phải biết dạy cho con của mình, làm sao dạy.

Tâm của ta phải ngay thẳng, hành vi của ta phải chánh đáng, không đúng lễ thì không nhìn, không hợp lễ thì không nghe, không phải lễ thì không nói, bởi vì người mẹ khởi tâm động niệm, thân thể động tác hành vi, đều có ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngày nay nói cha mẹ thương con, nếu như bạn không quan tâm đến những điều này thì bạn không thương con cái của mình, con cái của bạn tương lai khi ra đời lớn lên sẽ không nghe lời bạn, chính bản thân bạn phải chịu trách nhiệm, vì bạn không dạy chúng cho tốt.

Cho nên phải bắt đầu từ giáo dục trong bào thai. Sau khi đứa trẻ được sinh ra, mắt của chúng một khi mở ra, liền nhìn thấy thế giới bên ngoài, chúng ta phải để cho chúng nhìn thấy những gì. Phải để cho chúng nhìn thấy những điều thuần chánh, quyết không thể để cho chúng tiếp xúc với những cái xấu ác, những cảnh xấu ác không thể để cho chúng nhìn thấy.

Những âm thanh xấu ác không thể để cho chúng nghe được, ngay từ nhỏ đã phải bồi dưỡng cho nó tâm chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác. Đây mới là sự yêu thương bảo hộ chân chánh của cha mẹ đối với con cái.

Đến lúc chúng năm, sáu tuổi phải dạy chúng đọc sách, phải dạy cho chúng học lễ nghĩa, học lễ chính là học phép tắc quy củ, đây là tiểu học của Trung Quốc thời xưa. Chúng ta ngày nay thực tại mà nói là vô cùng đáng thương, đáng buồn, chúng ta chưa từng tiếp nhận qua sự giáo dục này, cho nên nhìn đến những điều ghi chép trên cổ thư, chúng ta vô cùng ngưỡng mộ.

Người xưa được giáo dục từ nhỏ nên ấn tượng đó rất sâu sắc, cho nên nói: Thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên. Ngay từ nhỏ đã nuôi dưỡng thành tập quán, cả đời chúng đều không thể cải đổi.

Đến sáu, bảy tuổi thì phải dạy cho chúng những quy tắc làm người, ở đây có một quyển sách nhỏ Đệ Tử Quy, những nguyên tắc nguyên lí được nói đến trong quyển sách nhỏ này, cả đời chúng đều phải tuân thủ, đều không thể vi phạm, đây là ấu học, hiện tại nói đến giáo dục trẻ thơ.

Ngày xưa bảy tuổi đi học, đây là đi học ở trường tư thục, thầy giáo tư thục chịu trách nhiệm dạy học trò, chúng nhận được sự giáo dục chính thức. Đệ Tử Quy là giáo dục đầu tiên, không có nền tảng này thì không thể tiếp nhận được sự giáo dục chính quy. Giáo dục chính quy, thầy giáo dạy những gì.

Dạy về hiếu, trung, dạy hiếu đễ trung tín, đây là công việc của thầy giáo. Còn cha mẹ dạy con cái tôn sư trọng đạo. Cách dạy như thế nào. Nếu như chỉ dùng miệng dạy thì không được, ấn tượng không đủ sâu sắc, bản thân phải làm cho học trò thấy, cha mẹ phải làm cho con em xem.

Đại khái khi tôi bảy, tám tuổi, lúc đó ở tại quê nhà, trong một từ đường của dòng họ có một vị tiên sinh dạy tư thục, học sinh có hai, ba mươi người. 

Cha của tôi đưa tôi đến đó học, trước đó đã hẹn với thầy giáo, ngày lên lớp liền đưa tôi đi bái kiến thầy. Cha tôi mang theo lễ vật, đây là một xâu thịt bò khô, đến đại điện của từ đường này, làm lễ trước bài vị lớn nhất là Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Bài Vị.

***