Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

LUÂN LÝ ĐẠO ĐỨC, NHÂN QUẢ, ĐỀU LÀ TỪ TRONG TỰ TÁNH

LUÂN LÝ ĐẠO ĐỨC, NHÂN QUẢ

ĐỀU LÀ TỪ TRONG TỰ TÁNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Tánh đức là thuần tịnh thuần thiện. Lão Tổ Tông chúng ta nói rất hay tánh người vốn thiện. Cho nên một câu nói trong Tam Tự Kinh chính là nói nhân chi sơ, tánh bổn thiện, cái thiện này không phải là thiện của thiện ác, thiện của thiện ác thì cái thiện đó đều không thiện, cái thiện này là cái ý viên mãn, không hề có chút bất thiện kém khuyết nào.

Đây là nói cái gì?

Đây chính là nói tự tánh. Chúng ta đọc được ở trong cái thiên văn chương này, phía trước đọc qua tự tánh thanh tịnh viên minh thể, đó chính là nhân chi sơ, tánh bổn thiện, không những không có thiện ác, nhiễm tịnh, bao gồm tất cả đối lập đều không có.

Vậy người chúng ta hiện tại khởi tâm động niệm, luân lý, đạo đức, nhân quả thảy đều không còn. Luân lý, đạo đức, nhân quả đều là thứ từ trong tự tánh thiện.

Tương ưng với tánh đức chính là tương ưng với bổn tánh, là tánh đức của tự tánh. Chỗ này nói hằng thuận, cái thuận này là tánh đức. Tánh đức tuy là hằng thuận chúng sanh, thế nhưng tánh đức vĩnh viễn không có thay đổi, bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến.

Chúng ta lấy giáo huấn của Kinh Luận làm một thí dụ. Ba loại màu sắc khác nhau đại biểu vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

Màu vàng đại biểu cho vô thỉ vô minh, trên Kinh Hoa Nghiêm nói là vọng tưởng, vọng tưởng chính là vô thỉ vô minh.

Màu xanh là biểu thị cho phân biệt, màu hồng biểu thị cho chấp trước. Trên Kinh Hoa Nghiêm nói vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều có thì đó là phàm phu.

Chúng ta đem cặp mắt của chúng ta thí dụ cho pháp tánh, cảnh giới bên ngoài là pháp tướng. Pháp tánh là năng hiện, pháp tướng là sở hiện, pháp tướng cũng chính là pháp thân.

Phàm phu bởi vì có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, hoàn toàn mê rồi, sau khi mê rồi thì biến dạng giống như mắt chúng ta đeo lên cặp kính màu che mất, cảnh giới nên ngoài đều không thể xem thấy, đây là phàm phu sáu cõi.

Đồng thời bạn thử nghĩ xem, nó có chướng ngại cặp mắt không?

Không có, đây chính là nó không liên quan với pháp tánh.

Có phải là có chướng ngại cảnh giới bên ngoài hay không?

Cũng không có, cảnh giới bên ngoài cũng không bị chướng ngại, cái thứ này là hư vọng, không phải là thật, tại vì sao nó khởi tác dụng?

Bạn cho rằng nó là thật thì liền khởi tác dụng, liền làm cho chúng ta vĩnh viễn không thể quay lại tự tánh, cho nên vừa giác ngộ thì nó không có. Đây là thí dụ.

Đến sau cùng có hình hay không?

Trên thực tế, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước bạn cũng không sờ được, bạn cũng không thấy được, bạn cũng không nghe được, bạn cũng nghĩ không ra.

Vọng tưởng là cái gì?

Không thể nghĩ ra, cho nên gọi là vọng tưởng. Vọng thì không phải là thật. Chúng ta bất đắc dĩ dùng cái này để làm thí dụ. Bạn thảy đều buông bỏ thì thành Phật, liền quay về với tự tánh, pháp tánh cùng pháp tướng liền hòa thành một thể, đây gọi là Thường tịch quang tịnh độ.

Thân và độ là một không phải là hai, trên Kinh Phật thường hay đem nó thí dụ là tánh hải, cũng là nói cái ý nghĩa này. Chúng ta không thể giống Phật, giống Đại Bồ Tát, căn tánh nhạy bén như vậy, vừa nghe thì họ liền buông bỏ, họ lập tức liền thành tựu, việc này khó, chúng ta không phải loại căn tánh này.

Phật dạy chúng ta, bạn dần dần buông, từng chút từng chút mà buông, trước tiên buông bỏ chấp trước. Chấp trước là phiền não nghiêm trọng nhất.

Chúng ta dùng màu hồng biểu thị cho chấp trước, buông bỏ chấp trước, chấp trước buông bỏ, bạn xem, nhìn ra bên ngoài giống như đeo kính màu, cũng có thể thấy được rõ ràng, đây là cảnh giới gì vậy?

Đây là A La Hán, Bích Chi Phật, họ ở trong cái cảnh giới này, họ còn có phân biệt, có vọng tưởng.

Nếu như tiếp tục bỏ đi phân biệt, phân biệt là màu xanh, đem nó buông bỏ, chỉ còn lại vô minh, đây là gì vậy?

Đây là Phật Bồ Tát trong mười pháp giới, đây gọi là vô thỉ vô minh, gọi khởi tâm động niệm. Cái này lại tiếp tục buông bỏ thì quay về tự tánh, mười pháp giới cũng không còn. Không chỉ sáu cõi là giả, có chấp trước liền có sáu cõi, liền hiện cảnh giới của sáu cõi, chấp trước không còn nữa thì sáu cõi liền không còn.

***