Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

MẬT THUỘC LOẠI PHẬT PHÁP CAO CẤP THẬT SỰ, QUÝ VỊ CHẲNG CÓ NỀN TẢNG CƠ BẢN, SẼ CHẲNG HÀNH ĐƯỢC

 

MẬT THUỘC LOẠI PHẬT PHÁP CAO CẤP

THẬT SỰ, QUÝ VỊ CHẲNG CÓ NỀN TẢNG

CƠ BẢN, SẼ CHẲNG HÀNH ĐƯỢC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng tôi tuổi trẻ, đúng là sơ học cũng chẳng hiểu chuyện, nhưng thầy rất từ bi, chẳng trách móc chúng tôi.

Tôi thỉnh giáo lão nhân gia, tôi thưa: Án, ma ni bát mê hồng nghĩa là gì?

Thông thường, trong Mật Tông chẳng giải thích Chú Ngữ, chỉ dạy quý vị niệm, tôi cứ nhất định hỏi rõ ý nghĩa.

Thầy dạy: Chữ Án Aum trong câu chú là nói tới thân thể. Ma Ni là hoa sen, trong Kinh Giáo chúng ta thường thấy dùng chữ Ma ni, Ma ni là danh xưng của hoa sen trong tiếng Phạn. Bát Mê là bảo trì gìn giữ, Hồng là ý, tức tâm ý. Theo cách hành văn của họ, sẽ là thân, hoa sen, bảo trì, tôi liền hiểu rõ.

Người Hoa sẽ nói như thế nào?

Khẳng định là giữ gìn thân tâm giống như hoa sen. Hoa sen mọc lên từ bùn lầy nhưng chẳng nhuốm bẩn. Câu chú có ý nghĩa dạy chúng ta phải giữ gìn thân tâm trong sạch giống như hoa sen.

Tôi nghe xong, ý nghĩa ấy hay quá, giống như cách ngôn, thời thời khắc khắc nhắc nhở thân tâm của chính mình phải thanh tịnh, mang ý nghĩa này. Vì thế, thầy giảng rõ cho chúng tôi, khiến cho chúng tôi hiểu ý nghĩa, điều này rất quan trọng.

Vì sao?

Mật Tông nhấn mạnh miệng niệm chú, tâm quán tưởng, tay kết ấn, gọi là tam mật tương ứng, thân khẩu ý.

Do quý vị chẳng biết ý nghĩa này, quý vị quán tưởng bằng cách nào?

Quý vị chẳng có cách nào quán tưởng. Vì vậy, tôi theo Chương Gia Đại Sư ba năm, Ngài chẳng truyền dạy Mật Pháp cho tôi.

Ngài bảo: Mật Pháp nhất định phải có cơ sở Hiển Giáo cao cấp. Nếu chẳng có cơ sở Hiển Giáo cao cấp, sẽ chẳng thể học Mật. Vì thế, tôi theo Ngài ba năm, toàn bộ là nhằm đặt vững cơ sở nơi Hiển Giáo.

Chúng tôi liễu giải: Trong Phật Pháp, Mật thuộc loại Phật Pháp cao cấp thật sự. Quý vị chẳng có nền tảng cơ sở, chắc chắn sẽ chẳng hành được. Nhất định phải rèn luyện thân tâm sao cho chẳng nhiễm mảy trần đối với cảnh giới bên ngoài thì mới có tư cách học Mật, chẳng dễ dàng.

Hiện thời, chúng ta thấy học Mật quá nửa toàn là kết duyên quán đảnh, tức là người nhận quán đảnh có tu hay không, thầy chẳng chịu trách nhiệm, đó là chuyện của bản thân quý vị.

Vì thế, sau khi được nhận nghi thức quán đảnh, quá nửa người thọ đều chẳng y giáo phụng hành, nghĩa là chỉ có hình thức, chẳng có thực chất, chẳng thật sự đạt được hiệu quả.

***