Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.
TỊNH ĐỘ TÔNG KHẲNG ĐỊNH
LẤY TẠI GIA LÀM CHỦ
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Tịnh Tông là pháp môn đệ nhất. Vô Lượng Thọ Kinh là Kinh đệ nhất.
Thời kỳ Mạt Pháp tu các pháp môn khác không thành tựu được, nếu không tin quý vị thử xem, quý vị có thể làm được vô ngã không?
Trong Kinh Kim Cang nói rất đúng, vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng, quý vị làm được không?
Quý vị không làm được thì quý vị không vào được pháp môn nào cả. Quý vị thật sự làm được, quý vị mới có thể nhập môn. Tiểu thừa chứng Tu Đà Hoàn, Đại Thừa Viên Giáo là Bồ Tát Sơ Tín Vị, quý vị đã nhập môn, thế nên rất khó.
Đây là nói rõ đa số là người tại gia, người xuất gia chỉ là thiểu số, Phật Pháp lấy việc độ người tại gia làm chủ, không phải người xuất gia.
Như trường học thế gian của chúng ta, thân phận của người xuất gia là gì?
Là thân phận Giáo Sư, Giáo Sư dạy học.
Trường học nào bồi dưỡng Giáo Sư?
Là Đại Học sư phạm bồi dưỡng Giáo Sư, chuyên môn đạo tạo Giáo Sư. Những Giáo Sư đã tốt nghiệp, được phân ở tất cả các trường học để giáo hóa chúng sanh. Giáo dục nhất định phải lấy quần chúng xã hội làm đối tượng giáo hóa, Tịnh Tông cũng như vậy, lấy lục đạo chúng sanh khổ nạn trong biến pháp giới hư không giới làm đối tượng giáo hóa.
Cho nên Bồ Tát, Thanh Văn là phụ thuộc, nhưng họ muốn phát tâm cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, thân cận Phật A Di Đà, Phật A Di Đà hoan nghênh, không cự tuyệt, đều hoan nghênh tất cả. Cho nên Hải Hội Liên Trì vô cùng trang nghiêm, vô cùng thù thắng.
Mật Tông trung Cát Cư phái Tổ Sư vi Cư Sĩ, nhân Tổ Sư thị bạch y, cố tục xưng Bạch Giáo. Bởi vì ông ta không phải là người xuất gia, ông ta là Cư Sĩ tại gia, nhưng ông ta là Tổ Sư.
Duy Ma Cư Sĩ nãi kim túc Như Lai thị hiện, cũng là Cư Sĩ tại gia. Hiền Hộ đẳng thập lục chánh sĩ quân thị tại gia Bồ Tát, nhưng là tại gia chứng đắc Bồ Tát Đẳng Giác, địa vị của họ cùng với Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền ngang nhau. Mười sáu người này, là chúng Bồ Tát Thượng Thủ trong Kinh này.
Ý nghĩa tượng trưng này, chúng ta nhất định phải hiểu, Tịnh Độ Tông khẳng định lấy tại gia làm chủ. Cho nên những Bồ Tát tại gia này là Bồ Tát Đẳng Giác, đều là chúng Bồ Tát Thượng Thủ trong Kinh này. Thế nên không vì tướng xuất gia hay tại gia mà sanh phân biệt.
***