Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

TRỞ VỀ CHỖ NÀY, THÌ SỰ GIÁO DỤC NÀY VIÊN MÃN, THÀNH CÔNG RỒI

TRỞ VỀ CHỖ NÀY, THÌ SỰ 

GIÁO DỤC NÀY VIÊN MÃN,

THÀNH CÔNG RỒI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Từ đó quý vị sẽ biết được, mục đích giáo dục từ xưa đến nay là gì?

Là hy vọng tập tánh của quý vị sẽ tương ưng với bổn tánh. Như thế là đúng. Mục đích cuối cùng là trở về bổn tánh, giống như Phật Pháp vậy. Phật Pháp dạy học là dạy chúng ta trở về tự tánh. Tự tánh là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi.

Trở về chỗ này, thì sự giáo dục này viên mãn, thành công rồi. Chỉ cần trở về tự tánh, thì đối với vũ trụ, nhân sinh, muôn sự muôn vật, chẳng có điều gì quý vị không thông đạt, không hiểu rõ.

Vì sao?

Bởi tự tánh có trí huệ viên mãn, tự tánh có đức năng viên mãn, ngày nay chúng ta gọi là tài nghệ, tự tánh có phước báo viên mãn. Tướng hảo chính là phước báo. Không cần cầu, có đủ hết.

Ba loại phước báo này giống ai?

Như Đức Phật A Di Đà trong Kinh Đức Phật nói. Thế Giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà, quý vị xem, phước báo của Ngài lớn biết bao. Phước báo của quý vị giống như Ngài vậy, so với Ngài ta không thiếu một điều gì.

Đức Phật A Di Đà, thân có vô lượng tướng, tướng vô lượng vẻ đẹp. Chẳng phải chỉ có ba mươi hai tướng tám mươi vẻ đẹp đâu. Đó là cõi nhân gian này. Bản thân mình là thân Kim Cang bất hoại, thật sự là vô lượng thọ.

Ngày nay chúng ta ra nông nỗi này, đó là gì?

Là tập tánh. Tập tánh biến hiện ra, vọng tưởng trong tập tánh. Những đạo lý và chân tướng sự thật này, đều phải hiểu rõ ràng minh bạch. Mê thất tự tánh thì con người sẽ rất khổ. Trí huệ trong tự tánh không thể hiện tiền.

Phải làm sao đây?

Học tập, cầu học khắp nơi. Những điều ta học được ngày nay là tri thức chứ không phải trí huệ. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa người phương Tây và người phương Đông.

Phương Đông từ xưa đến nay, như Trung Quốc, Ấn Độ, mục đích dạy học là trí huệ. Phật Giáo nói khai ngộ, Nho Giáo và Đạo Giáo cũng nói đến khai ngộ. Chú trọng ngộ tánh, chú trọng đức hạnh, chú trọng sự điềm tĩnh.

***