Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

VĂN THÙ, PHỔ HIỀN, THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ ĐỀU LÀ NIỆM PHẬT CẦU SANH TỊNH ĐỘ

VĂN THÙ, PHỔ HIỀN, THIỆN TÀI

ĐỒNG TỬ ĐỀU LÀ NIỆM PHẬT

CẦU SANH TỊNH ĐỘ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Bảo họ mỗi ngày niệm một ngàn tiếng họ mới có thể làm được. Một xâu chuỗi có một trăm linh tám hạt, bảo họ niệm mười xâu như vậy, điều này họ có thể làm được, từ từ sẽ được.

Niệm như vậy ba năm, năm năm rồi khuyên họ tăng lên, hướng lên nâng cao. Ban đầu quy định nhiều quá, sau đó rất khó kiên trì. Điều này từ trước đến giờ đều có, thậm chí bản thân chúng ta cũng không ngoại lệ.

Cho nên ban đầu quy định thời khóa ít một chút, dần dần rồi tăng thêm, như vậy là tốt, đây là hiện tượng tiến bộ, hiện tượng nâng cấp. Quy định quá nhiều rồi sau đó ít lại là hiện tượng thụt lùi, là hiện tượng trừ cao rơi xuống thấp, hiện tượng này không tốt.

Vì thế quy định thời khóa cho người mới học nên định ít lại. Tốt nhất là bảo họ nghe Kinh. Nghe Kinh giúp cho họ được hai điều, thứ nhất là giúp họ tín tâm. Thật sự nghe hiểu rồi, thì họ tin tưởng. Cho nên nói là đoạn nghi sanh tín.

Vì sao con người không thể tiếp nhận pháp môn này?

Lúc tôi mới học Phật, thầy Lý nhọc lòng khuyên bảo. Tôi từng nói với các vị đồng học rằng, tôi không phản đối pháp môn này nhưng không tiếp nhận nó. Bởi không hiểu rõ ràng, minh bạch, không biết chỗ tốt của nó.

Tôi học Kinh Lăng Nghiêm, giảng qua đại ý Kinh Pháp Hoa một lần, giảng Kinh Hoa Nghiêm, giảng Kinh Hoa Nghiêm được một nửa, thấy Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài Đồng Tử đều là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, tôi mới suy nghĩ nhiều về vấn đề này, sau mới tiếp nhận pháp môn này.

Cho nên chưa hiểu rõ mà tiếp nhận, thì dễ bị thối tâm. Tôi thấy rất nhiều vị đồng học niệm Phật thối tâm, học qua pháp môn khác, thậm chí học Tôn Giáo khác, chúng tôi thấy điều đó rất bình thường, không có gì lạ.

Vì sao vậy?

Vì họ không hiểu rõ pháp môn này. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu triệt nó, thì chắc chắn không thay đổi tín ngưỡng, chắc chắn không thể rơi xuống thấp, là việc không thể xảy ra.

Cho nên khi Đức Thế Tôn còn tại thế, bốn mươi chín năm giảng Kinh dạy học là có đạo lý, Ngài giúp chúng ta đoạn nghi sanh tin, giúp chúng ta kiến lập lòng tin kiên cố.

Lòng tin kiên cố này là đạo tâm. Điều này không nghe Kinh là không làm được. Tự mình xem, xem không hiểu. Đặc biệt là hiện nay, đối với lời giáo huấn của các Bậc Thánh Hiền, người thật sự lý giải được càng lúc càng ít.

Vì sao vậy?

Vì mọi người không học nó, không phải là nó khó, mà là không ai chịu học. Thầy Thái cũng rất khiêm tốn nói với tôi rằng, thầy cảm thấy đối với truyền thống văn hóa, sự học của mình còn kém, tức là không có căn bản về sự giáo dục của Thánh Hiền. Hiện nay cần phải học tập, còn dẫn dắt một tốp học trò, bản thân thầy quả thực không có tín tâm, tuy mỗi ngày vẫn làm công việc này.

Tôi bảo thầy rằng: Then chốt thành tựu Thánh Học là không chú trọng đến quá trình học như thế nào, không chú trọng mình học nhiều hay ít, mà quan tâm đến chút lòng chân thành đó của thầy.

Điểm này thầy hiểu được. Chỉ cần quý vị có chút lòng chân thành, không có chút tư tâm, không có danh dự lợi dưỡng, không tham đắm ngũ dục, lục trần.

***