Ñaït ñeán coâng phu thaønh phieán
Töï mình naém chaéc Vaõng Sanh Taây Phöông Cöïc Laïc Theá Giôùi.

phapmontinhdo.vn

VÌ SAO PHẢI BUÔNG XUỐNG?

VÌ SAO PHẢI BUÔNG XUỐNG?

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chính quý vị biết chẳng buông xuống là sai, lầm lẫn quá đỗi.

Vì sao phải buông xuống?

Vì nó phiền não, mê hoặc, chấp trước, phân biệt, vọng tưởng vốn không có, hết thảy đều là giả. Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng, vạn pháp đều không. Khi đến Cõi Thường Tịch Quang Tịnh Độ, nhân quả cũng là không.

Chư vị phải biết: Đến Cõi Thường Tịch Quang, nhân quả chẳng còn nữa. Trong Cõi Thật Báo, còn có nhân quả.

Trong Phật Môn có câu: Vạn pháp giai không, nhân quả bất không. Vạn pháp đều là không, nhân quả chẳng không. Trong mười pháp giới, nhân quả chẳng không. Thật ra, trong Cõi Thật Báo, vẫn là nhân quả chẳng không, đến Cõi Thường Tịch Quang nhân quả mới chẳng còn nữa.

Trực tiếp liễu đáng, phương tiện cứu cánh, kỳ đặc thù thắng, bất khả tư nghị. Thẳng chóng ổn thỏa, thích đáng, phương tiện rốt ráo, đặc biệt lạ lùng thù thắng, chẳng thể nghĩ bàn.

Mấy câu này là lời tán thán Bộ Kinh này và pháp môn này, thù thắng khôn sánh. Chúng ta có thể gặp gỡ, tức là có nhiều phước báo. Thật đấy, trong pháp giới hư không giới, bao nhiêu vị Bồ Tát mong cầu mà chẳng cầu được.

Đạo Tràng này của chúng ta tuy không lớn, thính chúng đông đảo, lũ chúng ta mắt thịt chẳng thấy. Khi quý vị thấy được, sẽ biết thính chúng nhiều vô số. Tuy chúng ta ở đây mở toang cửa, hoan nghênh mọi người, chẳng có bất luận điều kiện gì, nhưng rành rành là vẫn có Thần Hộ Pháp, có chẳng ít chúng sanh bị Thần Hộ Pháp chặn ở ngoài cửa, không vào được.

Chúng ta thờ bài vị, là thiết lập chỗ ngồi cho họ, để họ có chỗ ngồi, có thể tiến vào nghe Kinh, đến nơi đây tu hành. Hết thảy pháp toàn là huyễn hóa, chẳng có lớn hay nhỏ. 

Lớn hay nhỏ tùy thuộc tâm lượng của quý vị. Tâm lượng càng lớn, Đạo Tràng càng to. Tâm lượng nhỏ nhoi, Đạo Tràng sẽ bé tí, đại Đạo Tràng cũng biến thành tiểu Đạo Tràng. Tâm lượng lớn, tiểu Đạo Tràng cũng biến thành đại Đạo Tràng, chẳng thể nghĩ bàn.

Tiện dĩ Tịnh Độ Chư Kinh chi trung, duy thử Kinh bị nhiếp viên diệu.

Ấy là vì trong các Kinh Tịnh Độ, chỉ có Kinh này gồm trọn các điều mầu nhiệm viên mãn. Tịnh Độ có Tam Kinh, trong phần trên tôi đã thưa với quý vị, Cư Sĩ Ngụy Mặc Thâm đem quyển cuối cùng của Kinh Hoa Nghiêm, ghép vào sau Tam Kinh, biến thành Tứ Kinh.

Ấn Quang Đại Sư đem Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương của Kinh Lăng Nghiêm ghép vào cuối Tứ Kinh, biến thành Tịnh Độ Ngũ Kinh, viên mãn.

***